Through initiatives like collaborative editorial and social marketing projects, we promote inter-ethnic communications, ensuring diverse voices are heard on vital issues. We appreciate your support.

spot_img
HomeVietnameseCovid 19 VietnameseNGƯỜI MỸ GỐC Á CÓ TỶ LỆ TỬ VONG CAO VÌ COVID-19...

NGƯỜI MỸ GỐC Á CÓ TỶ LỆ TỬ VONG CAO VÌ COVID-19 KHÔNG ĐỒNG ĐỀU TẠI CALIFORNIA

Dr. Tung Nguyen, UCSF, authored a research brief by the Asian American Research Center for Health detailing the disproportionate high mortality rate for Asian Americans from COVID-19 in California. 

SUNITA SOHRABJI
Biên Tập Viên EMS

SAN FRANCISCO — Người Mỹ gốc Á chiếm 52 phần trăm số tử vong vì COVID-19 tại San Francisco, theo một thông cáo do trung tâm nghiên cứu Asian American Research Center for Health (ARCH) phát hành ngày 11 Tháng Năm tại Đại Học Y Khoa U.C. San Francisco

San Francisco có 1.754 ca xác nhận nhiễm COVID-19 và 31 tử vong; 16 người Mỹ gốc Á đã qua đời ở thành phố, theo dữ liệu của Cơ Quan Y Tế Công Cộng San Francisco.

Trong toàn bang California, người Mỹ gốc Á chiếm 15 phần trăm số dân cư, và có 11.4 phần trăm ca nhiễm, nhưng có 16.7% tử vong.

Bác sĩ Tùng Nguyễn, một bác sĩ gia đình và nghiên cứu gia tại Đại Học San Francisco, California, là đồng tác giả bản thông cáo. “ Kết quả nghiên cứu làm ta sửng sốt khi thấy hơn một nửa số tử vong tại San Francisco vì COVID là người Mỹ gốc Á,” ông nói.

Ông nói thêm, là một nhà nghiên cứu, ông nhìn số dữ liệu nhỏ đó với một chút dè dặt. Nhưng những con số từ tiểu bang California xác định điều Bác sĩ Tùng thấy ở San Francisco.

“Cho tới khi tôi thấy dữ liệu của California, tôi nghĩ rằng đây là điều cần thông báo cho cộng đồng biết,” ông nói.

“Cha tôi 85 tuổi và ông ấy là người Á Châu. Ông ấy nghĩ mình không có rủi ro cao bị nhiễm bệnh. Và dĩ nhiên ông ấy là một người trong nhóm có rủi ro cao nhất.

“Tôi không muốn bất cứ người Mỹ gốc Á nào nghĩ rằng họ bị rủi ro ít hơn những nhóm khác. Họ phải hiểu rằng chắc chắn họ có rủi ro như nhau, và có thể họ có rủi ro tử vong vì covid-19 cao hơn,” Bác sĩ Tùng nói.

Con số từ Cơ Quan Y Tế Công Cộng Los Angeles phản ảnh điều đang xảy ra. Quận Los Angeles bị nặng nhất trong tất cả các quận ở California, với 34.428 người nhiễm bệnh và 1.659 người chết. Người Mỹ gốc Á chiếm 1.936 ca nhiễm, nhưng có 266 tử vong, với 13,7 phần trăm chết vì nhiễm bệnh.

Con số này cao hơn số người La Tinh và người Mỹ gốc Phi Châu, mà thông thường được cho rằng bị rủi ro tử vong vì COVID-19 cao hơn, do đã có bệnh từ trước. Người La Tinh ở Quận Los Angeles có số cao nhất vì nhiễm bệnh 9.413, và tử vong 552, với 5,9 phần trăm tử vong vì nhiễm bệnh.

Người Mỹ gốc Phi Châu ở Quận Los Angeles có tỷ lệ bệnh và tử vong thấp hơn đôi chút so với người Mỹ gốc Á. Họ có 1.329 ca nhiễm COVID-19, và 179 tử vong, tỷ lệ là 13,5 phần trăm. Mặc dù có số dân thấp hơn rất nhiều, người Bản Địa Hawaii/Đảo Thái Bình Dương có 209 ca nhiễm bệnh và 14 tử vong ở Quận Los Angeles.

Có tám tiểu bang Hoa Kỳ báo cáo số tử vong cao hơn của COVID-19 trong cộng đồng Mỹ gốc Á so với tỷ lệ dân cư. Thật ngạc nhiên, New York và New Jersey, hai tiểu bang bị nặng nhất và có số dân Mỹ gốc Á cao, lại không báo cáo số dữ liệu tương đương, theo Bác sĩ Tùng.

Dị biệt về khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe và bệnh viện thiếu văn hóa thỏa đáng có thể gây ra số tử vong cao trong cộng đồng Mỹ gốc Á, Bác sĩ Tùng nói.

“Trừ khi người ta đến một bệnh viện có cơ sở văn hóa và ngôn ngữ thích hợp, người Mỹ gốc Á, đặc biệt những người không rành tiếng Anh, hoặc di dân mới tới, hoặc thế hệ thứ nhất hoặc cao tuổi hơn sẽ không được chăm sóc tốt vì vấn đề truyền thông.”

“Nếu cần người thông dịch, họ may mắn tìm được một người,” ông nói thêm rằng người thông dịch có thể có nhưng chỉ trong thời gian ngắn, chứ không có trong suốt thời gian nằm bệnh viện trong khi những quyết định quan trọng đang diễn tiến. “Tại San Francisco, chúng tôi rất may mắn, vì đội ngũ y tế đa dạng hơn và am tường nhiều ngôn ngữ hơn,” Bác sĩ Tùng nói. Tuy nhiên, ông thêm, “Nhất định phẩm chất chăm sóc cũng khác hơn.”

Nhà nghiên cứu nói đến nhu cầu tách riêng dữ liệu của vài cộng đồng Mỹ gốc Á hiện được gộp lại với nhau. Nhìn chung toàn dân số thường đưa đến cái nhìn không sáng sủa về những dị biệt quan trọng, thí dụ như tỷ lệ cao về bệnh tiểu đường trong cộng đồng Phi Luật Tân, và con số cao người Đông Nam Á bị ung thư gan, Bác sĩ Tùng nói.

Có thể đọc bản thông cáo của nghiên cứu nói trên tại đây: https://bit.ly/2LuMUcc

spot_img
spot_img

Info Flow