Thiên nhiên, với tất cả sự hùng vĩ của nó, lại rất mong manh. Nó cũng có thể mang tính chữa lành sâu sắc. Đó là lý do tại sao, trong đại dịch Covid, hàng triệu người đã đổ xô ra ngoài trời để thoát khỏi tình trạng đóng cửa ở trong nhà kéo dài; với những người và thú vật sống trong khu vực, đây là nhà của họ và không thể không cảm thấy gánh nặng của khách viếng thăm.
Không ở đâu mà điều này đúng hơn là trong diện tích 125.000 mẫu Anh và 73 công viên tạo nên Khu Công viên Vịnh Đông (EBRPD), nơi đã chứng kiến số lượng du khách kỷ lục vào thời kỳ cao điểm của đại dịch.
“Khi chúng ta đến những công viên này, chúng ta cần hiểu về lịch sử và sự nhạy cảm của chúng đối với sự hiện diện của chúng ta,” Dee Rosario, người Mỹ gốc Philippines đầu tiên và là thành viên hội đồng quản trị người Mỹ gốc Á đầu tiên của EBRPD, quận công viên khu vực đô thị lớn nhất quốc gia, cho biết. “Đây là những vùng đất của chúng ta, thuộc về tất cả mọi người. Nhưng cùng với quyền sở hữu là trách nhiệm”.
Rosario là thành viên của một ủy ban diễn giả trong cuộc họp báo do Dịch vụ Truyền thông Sắc tộc EMS và EBRPD đồng tổ chức ngày 18/10/2022 nhằm khích lệ việc quản lý tốt hơn các công viên công cộng.
Sự đồng cảm của Rosario với thiên nhiên bắt đầu sau một chuyến thăm trường đại học đến Humboldt ở khu cực bắc California, nơi Rosario nhớ lại “sự sửng sốt” mà ông cảm được khi trông thấy những cây gỗ đỏ lần đầu tiên. Ba mươi bảy năm sau, Rosario là một trong số những người hết lòng phục vụ tại EBRPD để đạt được sự cân bằng giữa nhu cầu giải trí ngày càng gia tăng của du khách và “sự phức tạp lẫn tinh tế” của môi trường sống địa phương.
Dữ liệu cho thấy sự gia tăng gấp 400 lần dọc theo một số con đường mòn được ưa thích chạy ngang qua các công viên của EBRPD, với việc du khách thường xuyên mạo hiểm ra khỏi đường mòn – gây hại cho các loài chim làm tổ và động vật hoang dã khác, bao gồm một số loài có nguy cơ tuyệt chủng – hoặc vi phạm các quy định của công viên về những điều như máy bay không người lái. Trong một trường hợp, một du khách đã đâm máy bay không người lái của họ vào tổ của một con đại bàng hói, phá hủy tổ và có khả năng dẫn đến cái chết của những con chim con đang được dưỡng ấp.
Theo Rosario, sự gia tăng lượng du khách đi kèm với sự ngày càng nhiều đủ loại khách đến các công viên và những thay đổi trong cách sử dụng các công viên. Trong khi trước đây mọi người đổ xô đến những không gian mở để tìm kiếm sự yên tĩnh thì ngày nay, nhiều du khách đến với gia đình. Rosario nói: “Đây là điều mà các công viên phải nhận thức. “Làm thế nào để chúng ta đáp ứng nhu cầu của các nền văn hóa đa dạng trong khi cân bằng các nhu cầu của môi trường.”
Becky Tuden là Quản lý Dịch vụ Môi trường của EBRPD, nói rằng biến đổi khí hậu, cùng với hạn hán kéo dài và nguy cơ hỏa hoạn gia tăng, là một trong những yếu tố gây căng thẳng đã khiến môi trường sống địa phương phải trả giá và đe dọa đa dạng sinh học. Nhiều công viên EBRPD cũng nằm cạnh các khu đô thị hoặc bán đô thị. Thêm vào đó là sự gia tăng mạnh mẽ và đột ngột sự hiện diện của con người và nó có thể dẫn đến những tác hại cho hệ sinh thái vốn đã mỏng manh.
“Đa dạng sinh học rất quan trọng… và thêm vào đó áp lực của rất nhiều du khách làm trầm trọng thêm tính đa dạng sinh học đáng kinh ngạc đã có của hệ thống”.
Trong số những hoạt động có hại hơn mà Tuden và các đồng nghiệp của bà đã chứng kiến là lượng rác ngày càng tăng, cũng như việc thả rông chó ở những khu vực bị cấm. Bản thân cũng một người nuôi chó, bà chia sẻ điều đó không phải là vấn nạn trên phương diện cá nhân. Điều mà những người nuôi chó không nhận ra là “có 25 triệu khách thăm viếng, một nửa trong số họ có chó”. Tuden cho biết, thiệt hại do hàng trăm, thậm chí hàng nghìn những con vật yêu quý của chúng ta xông xáo trong môi trường sống nhạy cảm là một thách thức lớn.
Dù với những lời cảnh báo nghiêm trọng, các diễn giả vẫn hăng hái nhấn mạnh rằng họ hoan nghênh sự ưa thích ngày càng gia tăng của công chúng đối với công viên đồng thời thừa nhận “chúng ta cần phải tiến xa hơn nữa” trong những thông điệp hướng tới công chúng về cách chăm sóc tốt hơn những kho báu này.
Tuden lưu ý: “Điều chúng ta cần là một cách thông tin tới mọi người để giúp họ bảo vệ các công viên tốt hơn.
Chim Western Snowy Plover chỉ nặng tới 1,5 oz. Tuy nhiên, mặc dù tầm vóc nhỏ bé, loài chim nhỏ bé này vẫn tồn tại dọc theo các bãi biển của California trong hàng nghìn năm. Ngày nay, chỉ còn dưới 3.000 con trong thiên nhiên; Việc mất môi trường sống là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm của chúng.
Doug Bell, Quản lý Chương trình Động vật Hoang dã EBRPD cho biết loài chim plover là một trong bốn loài cực kỳ nguy cấp bị tuyệt chủng đang phải dựa vào các khu đất công viên của EBRPD làm nơi sinh sản quan trọng. Ông giải thích, các biển cảnh báo du khách tránh xa những khu vực mà chim plover tụ tập đông đúc đã thường xuyên bị phớt lờ. Điều đó có thể khiến các loài chim tránh xa hoàn toàn các khu vực này, làm xói mòn thêm môi trường sống ít ỏi mà chúng còn có được.
Bell, một người dân vùng Vịnh, cho biết: “Chỉ một hành động đi bộ đường dài qua địa hình cũng có thể làm phiền tới động vật hoang dã.
Các loài cực kỳ nguy cấp bị diệt chủng khác bao gồm chim ridgeways rail, least tern, và chuột salt-marsh harvest – có thể bơi trong hơn hai giờ và có thể uống nước mặn hơn nước biển, trong số các tài năng khác của chúng. Bell nói rằng hầu hết du khách có khuynh hướng coi thường các chú chuột siêu đẳng, nhỏ bé đáng yêu sống trong những ngôi lều bằng cành cây chồng chất lên nhau nài, coi chúng chỉ như một loài “gặm nhấm” khác.
Và ông nói thêm rằng ngoài việc công viên tăng số lượng du khách, thiệt hại kinh tế của đại dịch đã khiến nhiều gia đình bỏ rơi gia súc của họ, bao gồm một số lượng lớn mèo bị thả vào công viên. Điều đó đã dẫn đến “dân số quá đông của mèo hoang, đe dọa các loài có nguy cơ tuyệt chủng khác”.
Bell cũng lập lại những chia sẻ của Rosario, lưu ý rằng khi các cộng đồng đa dạng hơn tham gia sinh hoạt tại các công viên, một số mang theo những hành động có thể gây hại cho sức khỏe của hệ sinh thái địa phương. Điều đó bao gồm các cộng đồng tôn giáo theo truyền thống thả cá, rùa hoặc các động vật khác vào các tuyến đường thủy của địa phương để tưởng nhớ một người quá vãng.
Joe Sullivan, người quản lý 10 hồ cá và 4 cầu tàu đánh cá của EBRPD giải thích rằng các hoạt động như vậy có thể gây ra các loài xâm lấn, cũng như các loại bệnh hoặc chất độc hại có thể gây ra cái chết đáng kể cho các loài bản địa.
“Chúng tôi muốn mọi người ra ngoài và tận hưởng những nguồn tài nguyên này, nhưng mọi người lại thả vật nuôi – cá vàng, rùa, v.v. – và những thứ này gây ra hậu quả,” ông nói, chia sẻ hình ảnh khủng khiếp về một dòng sông bị tắc nghẽn bởi những con ếch chết để minh chứng những điều mà ông đã cảnh báo.
Cá trê cầu vồng và đầu thép cùng với ếch chân đỏ California là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cấp liên bang mà Sullivan và nhóm của ông đang nỗ lực bảo vệ.
“Đó là một sự cân bằng tinh tế,” Tuden nói về nỗ lực bảo vệ môi trường sống trong khi chào đón sự gia tăng du khách giải trí. “Hãy tưởng tượng bạn là một vị khách,” bà kêu gọi, “hãy tuân theo các điều luật và tỏ ra nhạy cảm” đối với môi trường cùng hệ sinh thái trong khu vực.
Các diễn giả cũng nhấn mạnh việc không nên cho thú hoang ăn, không xả rác bừa bãi, tôn trọng thiên nhiên, tránh tạo ồn ào, xáo trộn, không để thú nuôi chạy rông bừa bãi, đọc và tôn trọng các điều lệ ghi trên các bản chỉ dẫn. Không nên ra khỏi những đường mòn đã được vạch ra để tránh việc gây sợ hãi cho muông thú.