Arturo Vargas, Giám Đốc Điều Hành National Association of Latino Elected Officials (NALEO)
Vi-rút Corona ảnh hưởng và trì hoãn thống kê dân số mỗi thập niên và cản trở công việc cần thiết đến từng nhà
Pilar Marrero (Ethnic Media Services)
Arturo Vargas, giám đốc điều hành cơ quan National Association of Latino Elected Officials (Hiệp Hội Quốc Gia Viên Chức La Tinh NALEO), định nghĩa dịch vi-rút corona là “một ác mộng” đã tác động đến cộng đồng La Tinh làm ngăn trở bao nỗ lực trong kế hoạch thực hiện Thống Kê dân Số 2020.
“Chúng tôi xúc tiến với một thông điệp và chiến lược mới, nhưng trong thâm tâm chúng tôi biết không cách nào có được một thống kê đầy đủ nếu không đến từng nhà” ông nói. “Cho tới lúc này, chúng tôi không biết Cục Thống Kê Dân Số có thể ra đường để làm công việc tiếp theo như đã dự định vào tháng Sáu (lúc đầu định vào giữa Tháng Năm.) Tôi nghĩ đến cuối tháng này sẽ có thông báo.”
NALEO và những nhóm khác tiếp tục làm việc để “xoay chiều” – chuyển tiếp hàng trăm sự kiện nhân viên đến từng nhà qua phương tiện truyền thông được trả tiền hoặc không hầu tiếp cận nhóm người được xem là “khó đếm” trong cộng đồng La Tinh dễ bị đếm thiếu. Nhưng sự mong đợi một kết quả khả tín phai dần theo từng ngày.
“Dời thống kê dân số qua năm tới là một lựa chọn cần thảo luận,” Vargas nói thêm. “Không có lý do mang rủi ro nhiễm bệnh cho nhân viên thống kê hoặc công chúng.” Quốc Hội sẽ phải hành động vì điều lệ ghi có hai thời hạn để gửi dữ liệu tới Quốc Hội và các tiểu bang. Ba Tây đã dời ngày thống kê dân số của họ.”
Một phần của ác mộng đối với Vargas và những nhà hoạt động nhân quyền La Tinh khác là, cho đến nay, tham gia thống kê của nhóm người La Tinh, tính theo trung bình, quá thấp. Trong khi cộng đồng La Tinh có chiều hướng bị đếm thiếu trong mỗi thống kê , năm nay tình hình vốn đã phức tạp, lại bị thêm dịch vi-rút corona.
Chính quyền Trump những năm gần đây chuẩn bị cho thống kê 10 năm đã làm sự việc phức tạp thêm, bao gồm quyết định thêm câu hỏi về tình trạng công dân mà sau cùng Tối Cao Pháp Viện hủy bỏ. Nhưng tổn thất còn đó như những cuộc thăm dò tiếp tục ghi nhận nhiều người La Tinh vẫn tin rằng họ phải trả lời câu hỏi về tình trạng công dân trong thống kê.
Các chuyên gia nói điều này làm thành viên cộng đồng ngại tham gia vì họ sợ thông tin của họ sẽ bị dùng sai hoặc dùng để thực thi tình trạng di trú hoặc vào những mục đích khác.
Toàn quốc có 48,6% hộ gia đình đã trả lời chín câu hỏi căn bản vào ngày 14 Tháng Tư. nhưng con số thấp hơn nhiều, tính theo trung bình, trong khu có nhiều người La Tinh, theo Dorian Caal, một nhà nghiên cứu và phân tích dữ liệu của NALEO.
“Nếu chúng ta nhìn vào những quận có hơn 50% người La Tinh trong toàn quốc, tỷ lệ tham gia chỉ có 23,1%” ông nói. “Với những quận có 20% hay hơn người La Tinh, tỷ lệ là 29,8%. Sự thật là nơi nào càng ít người La Tinh, số tham gia càng cao hơn. Nói cách khác, tỷ lệ tham gia của người La Tinh so với trung bình vẫn thấp nhiều.
Các nhà lãnh đạo mong người La Tinh tham gia nhiều hơn sau khi hơn 60 triệu bảng câu hỏi được in và gửi đi vào giữa Tháng Tư cho những người chưa trả lời qua mạng. Theo nghiên cứu, người La Tinh thích trả lời trên giấy.
Vài thành phố nhỏ với nhiều người La Tinh sinh sống, đặc biệt những nơi gần nông thôn đông nông dân và di dân, có số tham gia thấp đáng quan ngại. Có hai thí dụ ở quận Fresno. Thành phố Huron có 6,3% và San Joaquin có 4,6% người tham gia.
Tại California, nơi có số tham gia cao hơn trung bình toàn quốc, 49,2% dân số đã điền bảng thống kê so với 48,6% toàn quốc. California đã chi hơn 180$ triệu để cổ động tham gia thống kê hầu có được con số này. Các bang khác như Texas, không chi đồng nào vào việc tiếp cận cộng đồng, có con số thấp hơn – cho đến nay 44,2%.
Tình trạng ở những vùng bộ lạc còn u ám hơn vì những khó khăn tiếp cận tại nhà trong lúc nhiều bộ lạc giới hạn việc đi lại và tham gia qua mạng ít ỏi.
Cũng bị ảnh hưởng tiêu cực là một chương trình có tên “cập nhật và ra đi” để tái xác nhận địa chỉ của những hộ gia đình du mục hoặc ở vùng sâu vùng xa mà nhân viên phải tự đến và để lại phong bì thống kê dân số, ông Caal nói.
Mặc dù chỉ có 5% hộ gia đình nằm trong danh sách “cập nhật và ra đi” vài tiểu bang có tỷ lệ của loại địa chỉ này cao hơn. Đó là trường hợp của New Mexico (37,7%) và Alaska (32,4%).
Phân phối công bình cho hơn $1,5 tỷ ngân khoản liên bang và đại diện chính trị của quốc gia trong 10 năm tới tùy thuộc vào một thống kê chính xác.
Nhưng Cục Thống Kê Dân Số không có kế hoạch thống kê dân số khi bị đại dịch. Chỉ ba ngày sau buổi phỏng vấn với Vargas, điều không tưởng đã xảy ra: Lãnh đạo Cục Thống Kê Dân Số và Bộ Trưởng Thương Mại Wilbur Ross yêu cầu Quốc Hội dời lại bốn tháng hạn chót để gửi dữ liệu dân số cho hành pháp và lập pháp.
Ngày hôm sau, Tổng Thống Trump nói thời gian hoãn lại này có thể “không đủ” và có thể “không cần phải hỏi Quốc Hội vì đây là thiên tai.”
Tuy nhiên, đối với NALEO, trì hoãn tuy hợp lý lại là rủi ro lớn ảnh hưởng đến phẩm chất dữ liệu. Có mối nguy là kết quả sau cùng sẽ “không đầy đủ và không chính xác,” theo một tuyên bố của cơ quan.
Vargas kêu gọi Quốc Hội tăng cường vai trò giám sát trong bước tiếp theo của thống kê dân số để duy trì tính chính trực.
“Quốc Hội có thẩm quyền và trách nhiệm làm việc cùng Cục Thống Kê trong những bước cần thiết để đảm bảo một thống kê dân số chính xác cho tất cả cư dân Hoa Kỳ,” ông nói.
Yêu cầu của các nhà lãnh đạo thống kê dân số và Bộ Thương Mại sẽ kéo dài việc thu thập dữ liệu đến 31 Tháng Mười, 2020, và các con số gửi đến Tổng thống và Quốc hội tuần tự vào 30 Tháng Tư và 31 Tháng Bảy, 2021. Nhiệm kỳ hiện thời của Tổng Thống Trump chấm dứt ngày 20 Tháng Giêng, 2021.
Nhưng theo các chuyên gia, thời gian không đứng về phía thống kê dân số. Dữ liệu sẽ ngày càng trở nên thiếu chính xác khi thời hạn càng xa dần ngày 1 Tháng Tư là ngày giả sử toàn quốc “chụp” chung một tấm hình. Mọi câu trả lời phải liên quan đến luật ai đang ở tại nhà, tại trường hoặc tại đất nước ngày đó, chứ không phải sau.
“Hiến Pháp đặt trách nhiệm thống kê dân số vào tay Quốc Hội,” theo một bản tuyên bố của NALEO ngày 14 Tháng Tư. “Tỏ rõ trách nhiệm này, đã đến lúc Quốc Hội bước tới, tăng cường giám sát Thống Kê Dân Số 2020 nếu chúng ta sẽ lưu trữ nó.”
Pilar Marrero is a journalist and author with long experience in covering social and political issues of the Latino community in the United States. She is one of the foremost experts on immigration policy and politics in the US media world and has covered the issue extensively during her years as a reporter. Marrero is the author of the books “Killing the American Dream” and “El Despertar del Sueño Americano.” In October 2018, she was selected by her peers at CCNMA (Latino Journalists of California), as Latina Journalist of the Year.