Thursday, November 21, 2024
More
    HomeVietnameseLàm cho phương tiện giao thông công cộng – ‘một giao điểm...

    Làm cho phương tiện giao thông công cộng – ‘một giao điểm lớn của các cuộc khủng hoảng’ – được an toàn hơn

    The rash of hate crimes, growing numbers of homeless and mentally ill, and a lack of trust in law enforcement have led to more unsafe conditions on public transit.

    Sự bùng nổ của các tội ác thù ghét do kỳ thị, số lượng người vô gia cư và bệnh tâm thần ngày càng tăng, cũng như sự thiếu tin tưởng vào cơ quan thực thi pháp luật đã dẫn đến tình trạng mất an toàn hơn trên các phương tiện giao thông công cộng.

    Mọi người không muốn dùng các phương tiện này vì sợ bị quấy rối, thậm chí bị hành hung, như Esther Lee đã bị khi đi tàu điện ngầm ở New York vào ngày 21 tháng 10 năm 2021. Cô Lee, 41 tuổi, là người Mỹ gốc Hàn, đã bị xúc phạm, phỉ nhổ và bị gọi là “kẻ truyền bệnh chết tiệt”. Cô ấy đã quay 57 giây cuộc chạm trán xấu xí này trên điện thoại di động của mình. Đã không có ai đến trợ giúp cô và tại đường số 42nd, Lee đã phải ra ngoài và đổi xe khác.

    Lee đã báo cáo sự việc với Đơn vị Tội phạm Thù ghét do Kỳ thị của New York, nhưng Phó Thanh tra Jessica Corey nói với cô ấy rằng chính cô đã làm cho tình hình leo thang bằng cách quay phim, và vì người đàn ông không sử dụng những lời nhục mạ người châu Á nên không có bằng chứng nào về tội ác thù ghét do kỳ thị. Tuy nhiên, hai tháng sau, Hội đồng Đánh giá Dân sự đã xem video và coi trường hợp của Lee là một tội ác thù ghét do kỳ thị. Sau đó, cô Lee đã công khai sự việc cho một đài truyền hình địa phương.

    Cô nói: “Nếu những trường hợp như của tôi không bị coi là tội ác do thù ghét, điều đó có nghĩa là nhiều trường hợp tương tự khác đã bị dán nhãn sai và loại bỏ.”

    Peter Kerre đã thành lập Safe Walks NYC vào tháng 1 năm 2021. Ông đã tạo một trang Instagram, thiết lập một chương trình gồm các tình nguyện viên đi bộ cùng mọi người dừng quá cảnh ở Brooklyn. Vào tháng 5 năm 2021, Safe Walks được mở rộng để bao phủ Manhattan bên dưới đường 59th.

    Esther Lee, người bị tấn công trên hệ thống tàu điện ngầm ở New York, kể chi tiết về trải nghiệm của cô ấy và việc sở cảnh sát không xử lý đúng trường hợp của cô ấy.

    “Cộng đồng háo hức với các giải pháp an toàn công cộng không liên quan đến cơ quan thực thi pháp luật. Safe Walks rất phù hợp, đặc biệt là đối với phụ nữ da màu, nhiều người trong số họ báo cáo đã có những tương tác tiêu cực với Sở cảnh sát New York,” Kerre chia sẻ trong một cuộc họp báo của Dịch vụ Truyền thông Dân tộc ngày 17/2 rằng trong hầu hết các trường hợp, nạn nhân đều đơn độc, “Không chỉ trong tàu điện ngầm mà cả khi đi bộ từ tàu điện ngầm hoặc ở những nơi khác trong thành phố.

    “Vì vậy, chỉ cần có thêm một người đi cùng bạn sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn, và nếu người nào cảm thấy không an toàn, một tình nguyện viên có thể đi cùng họ.

    Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa giải quyết được “sự kết hợp lớn của các cuộc khủng hoảng” vốn là gốc rễ của vấn đề và luôn hiện diện trên các tàu điện ngầm ở New York, Kerre nói.

    Đầu tiên là: tất cả các tội ác thù hận do kỳ thị chủ yếu nhắm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á và các đảo Thái Bình Dương (AAPI). Thứ hai, là những người bị xáo trộn tâm thần trên đường phố. Thứ ba, là những người vô gia cư đang gặp khủng hoảng do thất nghiệp và khó khăn tài chính, và sau đó là “con voi trong phòng” hay nguyên ủy chính là: sự đổ vỡ niềm tin giữa cơ quan thực thi pháp luật và cộng đồng.

    Ông Kerre cho biết: “Làm tràn ngập các tàu điện ngầm ở New York với sự hiện diện đông đảo của cảnh sát, tăng cường camera giám sát và trục xuất những người không có nhà, những người bệnh khỏi hệ thống giao thông nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ đã làm gì giúp những người này. Cuối cùng họ lại quay về hệ thống tàu điện ngầm để cư trú.”

    Việc thu thập dữ liệu về lượng hành khách, sắc tộc và giới tính sẽ giúp xác định vấn đề, nhưng cho đến nay các quan chức New York vẫn chưa làm điều đó như ở California.

    “Điều mà Dự luật Thượng viện California 434 sẽ làm là yêu cầu 10 hệ thống giao thông công cộng lớn nhất của tiểu bang thu thập dữ liệu từ hành khách của họ về vấn đề quấy rối và những hành vi tạo sự khó chịu,” Thượng nghị sĩ tiểu bang California David Min nói. Ông là người Mỹ gốc Hàn duy nhất trong Thượng viện California, là Phó Chủ tịch của Ủy ban Lập pháp California về cộng đồng gốc Á và đảo Thái Bình Dương.

    Ông Min đặt tên cho dự luật được giới thiệu ngày 13/2 là ‘Giao thông công cộng cho tất cả: (bằng cách) Cải thiện an toàn & tăng số lượng hành khách’. Từng là giáo sư luật chuyên về ngân hàng và chính sách nhà ở, ông Min đã sáu lần điều trần trước Quốc hội về những vấn đề này.

    Peter Kerre, người sáng lập Safe Walks NYC, nói rằng chỉ cần đi cùng một người nếu không đi một mình, Safe Walks đã tạo ra sự khác biệt lớn trong việc giữ an toàn cho những người đi phương tiện công cộng ở Thành phố New York.

    “Có một câu nói trong giới Academia rằng số nhiều của giai thoại không phải là dữ liệu, vì vậy chúng tôi cần dữ liệu rõ rệt vào thời điểm này nếu muốn phát triển các giải pháp. Điều này sẽ giúp mang lại tiếng nói cho một triệu hành khách đi lại trên khắp Tiểu bang California. Khi có dữ liệu thì chúng ta mới có thể bắt đầu phát triển các giải pháp,” ông Min nói.

    Janice Li là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Hệ thống Vận chuyển Nhanh Vùng Vịnh (BART). Công việc ban ngày của bà là với Chinese for Affirmative Action, một tổ chức có trụ sở tại San Francisco đã vận động cho quyền công dân của người Mỹ gốc Á trong hơn 50 năm.
    Bà cho biết hành khách của BART trước COVID đã thực hiện trung bình 430.000 chuyến đi mỗi ngày trong tuần và chiếm 70% chi phí hoạt động của BART, khoảng 1 tỷ đô la/năm. Nhưng trong thời gian phong tỏa, lượng hành khách đã giảm xuống còn 4% và kể từ đó đã tăng trở lại chỉ còn 40% so với trước đây.

    “Chúng tôi sẽ không tiếp tục tồn tại nếu không tìm được nguồn doanh thu mới,” bà Li nói.
    Hành khách trung bình của BART đã thay đổi. Hai phần ba không phải là người da trắng, một phần ba thuộc các hộ gia đình có lợi tức dưới 50.000 USD và 44% không có xe hơi. Đối với những người lao động nghèo ở Vùng Vịnh, BART là một phương thức vận chuyển thiết yếu.

    Bà Li chia sẻ: “BART biết rằng để mang hành khách trở lại, chúng tôi phải tiếp tục ưu tiên sự an toàn cho họ. Tôi tự hào về nhiều sáng kiến mới mà chúng tôi đã đưa ra trong ba năm qua, bao gồm chương trình giao tế BART của chúng tôi, nhân viên phòng vệ sinh, nhân viên thang máy và chuyên gia can thiệp khủng hoảng.”

    “Làm cho mọi người cảm thấy an toàn có nghĩa là đưa thêm nhân viên BART vào các trạm, các sân ga và các chuyến tàu trong toàn hệ thống 50 trạm của chúng tôi trải dài năm quận của Vùng Vịnh,” bà nói.

    BART có hai sáng kiến mới– Not One More Girl, một chiến dịch do thanh thiếu niên lãnh đạo nhằm giải quyết vấn đề quấy rối và bạo lực trên cơ sở giới tính trên BART, và Hãy Nói Về Chúng Tôi, một chiến dịch nghệ thuật nhằm nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình trong các cộng đồng AAPI.

    Bà Li cho biết: “Những chiến dịch này là những cách sáng tạo và hấp dẫn để những hành khách của chúng tôi học hỏi những gì họ có thể làm nếu chứng kiến những tình huống này xảy ra và các nguồn trợ giúp nếu chính họ là nạn nhân hoặc những người sống sót”.

    Tội phạm trên các chuyến tàu BART giảm xuống còn 7,45 tội phạm trên 1 triệu chuyến đi. Có hai vụ giết người tại nhà ga 24th St Mission vào năm ngoái. Bà Li cho biết: “Cả hai lần đều là xung đột khu xóm xảy ra trên đường phố, rồi các nạn nhân chạy trốn vào hệ thống tàu ngầm của chúng tôi.”

    Bà Li nói rằng điều cần thiết là có nhiều nguồn trợ giúp dựa vào cộng đồng hơn để giải quyết tình trạng vô gia cư, nghiện ma túy và khủng hoảng sức khỏe tâm thần.

    Social Ads | Community Diversity Unity

    Info Flow