Clockwise from top left: Dr. Charlene Harrington, gerontologist and professor of sociology and nursing at the University of California San Francisco; Dr. Farida Sohrabji, Associate Department Chair, Department of Neuroscience and Experimental Therapeutics, Texas A&M College of Medicine; Erika Hartman, Chief Program Officer for the Downtown Women’s Center in Los Angeles; and Dr. Fernando Torres-Gil, Director, Center for Policy Research on Aging, UCLA Luskin School of Public Affairs.
SUNITA SOHRABJI
Biên Tập Viên Cộng Tác EMS
SAN FRANCISCO — Dịch Vi-rút COVID 19 đã lột trần hoàn cảnh người cao tuổi bị lây nhiễm và tử vong không cân xứng.
Tám trong mười ca tử vong ở Mỹ là người cao niên, 65 tuổi hoặc hơn, theo dữ liệu của Trung Tâm Kiểm Tra Dịch Bệnh. 70 phần trăm những trường hợp nhập viện là của ngưòi 85 tuổi trở lên.
Tác động phân tử của bệnh COVID cũng làm tăng rủi ro bị trầm cảm và dễ mắc những chứng bệnh khác cho người cao tuổi.
Và mặc dầu chỉ có 0,06 phần trăm của dân số sống trong nhà dưỡng lão, hơn 43.000 người chết và hơn 210.000 người nhiễm bệnh xảy ra ở những nơi chăm sóc dài hạn, cho thấy khoảng 40 phần trăm tử vong liên quan đến COVID.
“Nếu bạn có thể đem thân nhân mình về nhà ngay bây giờ, đó là việc tốt nhất bạn có thể làm,” lời của Bác sĩ Charlene Harrington, chuyên gia lão khoa và giáo sư khoa điều dưỡng Đại Học California, San Francisco, trong buổi thuyết trình do Ethnic Media Services tổ chức ngày 12 tháng Sáu.
“Nhà dưỡng lão thực sự đã là trung tâm dịch bệnh, theo Bác sĩ Tùng Nguyễn, giáo sư nội khoa tại Đại Học California, San Francisco.
Hơn 20 phần trăm của nhà dưỡng lão báo cáo họ có thiết bị bảo vệ cá nhân chỉ đủ dùng không tới một tuần do việc giao hàng trì trệ mà Cơ Quan Sức Khỏe và Dịch Vụ Con Người và Cục Quản Lý Cấp Cứu đã hứa, theo lời Bs Tùng, cũng là Giám Đốc Trung tâm Nghiên Cứu Á Mỹ về Sức Khỏe.
Dù phụ nữ chiếm đa số không đồng đều trong nhóm người ở viện dưỡng lão, đàn ông cao tuổi nói chung có số tử vong vì COVID cao hơn. Thí dụ, người cao tuổi ở Mỹ lứa tuổi 65-74 có tỷ lệ 75 ca tử vong cho mỗi 100.000 đàn ông, và 39 ca tử vong cho mỗi 100.000 phụ nữ, theo một nghiên cứu của Global Health 5050.
Trong 20 năm qua, phẩm chất chăm sóc sức khỏe tại nhà dưỡng lão thấp kém dần, 70 phần trăm các nơi này hoạt động vì lợi, Harrington nói. “Trước khi bị vi-rút, ba phần tư tất cả nhà dưỡng lão tại Mỹ không có đủ y tá trình độ cao (registered nurse,) và 63 phần trăm vi phạm kiểm trùng. Vì thế khi bị vi-rút, bệnh lây lan nhanh như cháy rừng, bà ấy nói.
Đã có những xét nghiệm bệnh không thỏa đáng cho nhân viên và cư dân nhà dưỡng lão, theo lời Harrington, ghi nhận rằng một số người bị nhiễm COVID không có triệu chứng nào. Nhân viên đa phần là công nhân lương thấp không có bảo hiểm y tế và tiền l ương bệnh, và do đó rất ngại nghỉ ở nhà không đi làm khi bị bệnh. Nhiều người có hơn một công việc làm để mưu sinh, làm vi-rút lây lan ra nhiều cơ sở.
Harrington nói bà không đồng ý với chính sách mới của các tiểu bang cho nhà dưỡng lão được hưởng luật miễn trừ trong những vụ kiện thưa liên quan đến COVID. “Nhất định có thiếu trách nhiệm trong nhiều trường hợp,” bà nói khi kể đến tình trạng không đủ nhân viên và kiểm tra nhiễm trùng lỏng lẻo.
Bác sĩ Fernando Torres-Gil, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách Về Tuổi Già tại Trường Sự Vụ Công Cộng Luskin của Đại Học California, Los Angeles (Luskin School of Public Affairs) nói rẳng nhiều bệnh viện đã cố tình ngó lơ người cao tuổi khi họ mới bị dịch bệnh, để dành máy trợ thở cho những người trẻ hơn vì người trẻ có tuổi thọ dài hơn.
“Những người già hơn, những người có bệnh gây nên những khuyết tật khác nhau bị xếp vào cuối hàng, một thí dụ rõ ràng về kỳ thị tuổi tác,” ông nói.
Torres-Gil, trong ủy ban cố vấn Kế Hoạch Tổng Thể về Tuổi Già của Thống Đốc California Gavin Newsom nói rằng nhóm này đang triển khai tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe mới để đảm bảo không có kỳ thị dựa trên tuổi tác và khuyết tật. .
Ủy ban cũng đang làm việc về đề nghị dành nguồn lực dịch vụ để giúp người cao tuổi ở lại nhà họ thay vì sống ở viện dưỡng lão.
“Tôi mong rằng sau những khủng hoảng này, như ánh nắng ấm áp sau cơn mưa, cả nước sẽ bắt đầu thấu hiểu rằng chúng ta cần một sự mở rộng toàn diện về chăm sóc sức khỏe dài hạn tại nhà và của nền tảng cộng đồng và cũng để giáo dục những người trẻ là một ngày kia họ cũng sẽ già đi, và họ cũng sẽ phải đối mặt với hàng loạt giới hạn và kiếm khuyết của cơ thể, Bs Torres-Gil nói.
Bác sĩ Farida Sohrabji, Giáo Sư Nhiếp Chính và Quyền Trưởng Khoa Thần Kinh Học và Liệu Pháp Thực Nghiệm, Đại Học Y Khoa A&M Texas, đã thảo luận về tác động phân tử của bệnh COVID gây ra trầm cảm và làm tăng nguy cơ dễ bị tổn thương của những bệnh khác.
Bà nói người ở viện dưỡng lão bị bắt buộc tự cô lập, ghi nhận thêm rằng có nhiều nghiên cứu liên kết sự cách ly xã hội như một yếu tố rủi ro về bệnh tim mạch, bao gồm đột quỵ tim và tai biến mạch máu não.
Cách ly xã hội cũng làm tăng triệu chứng bệnh của hệ miễn nhiễm, theo Bs Sohrabji, nhà thần kinh học chuyên về sức khỏe và bệnh tai biến của phụ nữ. Nó cũng làm tăng lượng cortisol, một nội tiết tố làm căng thẳng.
Cytokines, chất đạm giúp xử lý vi-rút, quả thật đã làm công việc “chém nát và đốt cháy” để diệt những thứ khác ngoài việc tấn công tế bào bị nhiễm vi-rút, Bs Sohhrabji nói.
Vi-rút COVID xâm nhập cơ thể qua mũi, phần nào dẫn lên óc. “Do đó cuối cùng nó xâm nhập não, đặc biệt ở phần gọi là hệ thống thần kinh khứu giác (olfactory system) đã tác động rất mạnh đến bệnh trầm cảm, Bs Sohrabji nói.
Cũng như Harrington, Sohrabji cũng đề nghị đưa người cao niên ra khỏi tình huống bị cách ly xã hội. Nếu họ phải ở lại đó, bà khuyên nên gần gũi họ bằng những phương tiện truyền thông như Zoom.
Erika Hartman, giám đốc chương trình Trung Tâm Phụ Nữ ở Los Angeles, nói rằng phụ nữ cao tuổi vô gia cư bị dịch COVID-19 tấn công nặng nề..
Những tháng gần đây, có 20 phần trăm gia tăng trong số người cao tuổi vô gia cư, bà nói. Tình trạng đặc biệt nặng nề với phụ nữ da màu, mà tỷ lệ nghèo khó gần gấp đôi phụ nữ da trắng.
Tuổi thọ phụ nữ xuống dốc rất nhanh một khi họ rơi vào tình trạng không nơi cư trú, Harman ghi nhận. Tuổi thọ nữ giới trung bình là 83. Tuổi thọ nữ giới vô gia cư giảm xuống còn 48, trong khi nam giới sống tới 51 tuổi.