The new leader of Common Cause, Jonathan Stein.
Ngay ngày nhậm chức lãnh đạo cơ quan California Common Cause, Jonathan Mehta Stein nói đếm được tất cả mọi người là mục đích quan trọng của cơ quan để chính trường trở nên dân chủ hơn.
“Thứ nhất và quan trọng nhất, hãy tham gia thống kê. Chúng ta muốn có phần công bằng cho cộng đồng chúng ta,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với EMS. Là cư dân vùng vịnh San Francisco cả đời, ông đến với Common Cause từ cơ quan Asian Law Caucus ở San Francisco, một phần của cơ quan Asian American Advancing Justice toàn quốc. Ông cũng từng làm việc với American Civil Liberties Union sau khi tốt nghiệp cử nhân luật ở UC Berkeley.
Chứng kiến bà mẹ di dân Ấn Độ không nhập quốc tịch của mình hoạt động chính trị và nhìn thấy những khó khăn để có sự thay đổi đã cho ông hứng khởi bắt tay vào việc, ông nói.
“Chúng tôi hiểu rằng tham gia rất quan trọng.” Ông Stein nhấn mạnh rằng tham gia thống kê dân số là ưu tiên vì dữ liệu Cục Thống Kê Dân Số thu thập được không chỉ xác định chính phủ liên bang sẽ chi hơn $1,5 ngàn tỷ như thế nào mỗi năm trong 10 năm tới. Nó cũng hình thành quyết định phân bổ số đại biểu trong Quốc Hội và kế hoạch vạch lại các khu vực bầu cử trong tiểu bang.
Cơ quan Common Cause đã đi tiên phong cải cách vạch lại khu vực bằng cách đẩy mạnh Đạo Luật California’s 2008 Voters First Act, cũng được biết đến dưới tên Dự Luật 11, với công việc xác định lại ranh giới của 40 ghế thượng viện và 80 ghế hạ viện trao cho một ủy ban gồm có 14 thành viên không đảng phái.
Hai năm sau, Dự Luật 20 thêm thẩm quyền cho ủy ban để gộp thêm 53 khu vực bầu cử của California. Với việc phổ biến qua hàng trăm cuộc họp cộng đồng trong khắp tiểu bang để thu thập ý kiến làm cách nào xác định lại ranh giới trên bản đồ, duyệt lại các đề nghị, dự luật cải cách đã hạn chế giới chức đương nhiệm khả năng vạch lại ranh giới những khu vực mà cử tri có nhiều khả năng bầu lại cho họ.
“Có vài cộng đồng đã bị cố tình loại ra,” ông Stein giải thích, thí dụ như chia một cộng đồng tương đối đồng nhất ra làm nhiều vùng nhỏ bao quanh các khu vực bầu cử, do đó các vùng nhỏ này được hưởng quy chế thiểu số.
Các tiểu bang sẽ tự quyết định ranh giới các vùng chính trị. Qua nhiều năm đưa tới quá trình được gọi là “đường ranh gian lận” mà nhóm đang tại chức có thể vạch lại ranh giới khu vực bầu cử hầu đem lại thắng lợi cho họ khi tái tranh cử.
Theo sau luật Voters First Act, “California trở thành khuôn mẫu cho toàn quốc,” ông Stein nói. Chín tiểu bang khác đã nhanh chóng theo chân, và bây giờ cũng có ủy ban không đảng phái vạch lại khu vực bầu cử của họ.
“Trong các tiểu bang của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, cử tri nhất quán chấp thuận vạch lại khu vực bầu cử độc lập,” ông Stein nói. Tái phân bổ ghế Quốc Hội được thực hiện mỗi thập niên tùy vào số dân cư, là công việc của Thư Ký Hạ Viện. Tuy nhiên quyết định cũng dựa vào dữ liệu thống kê dân số.
Ông Stein cũng rất đam mê việc thay đổi vai trò tiền bạc trong chính trị và điều ông gọi là “hệ thống tài chính vô lý trong chiến dịch tranh cử.” Ông nói, trong khi làm việc thi hành luật về tài chính trong chiến dịch tranh cử ở Oakland, ông thấy 93% tiền đóng góp tranh cử đến chỉ từ 1% dân chúng.
Ông bị hấp dẫn với hệ thống phiếu “Đồng Tiền Dân Chủ” của Seattle cung cấp cho thành viên cộng đồng những phiếu có số tiền nhỏ để họ có thể tặng lại cho chiến dịch tranh cử hay cho chính ứng cử viên mà họ chọn.
Việc này làm thay đổi sự năng động trong công cuộc gây quỹ cho ứng cử viên và tiếp cận cộng đồng cách khác hơn là những sự kiện gây quỹ độc quyền hiệu nghiệm cao.
Ông Stein cũng lưu tâm tới sự tham gia của cử tri ngày càng tăng. Ông nêu lên “các dị biệt của cử tri” thí dụ như tỷ lệ đi bầu của người Mỹ gốc Á Châu là 33%, người Hispanic là 36%. Những nhóm khác trên 60%.
Với dịch bệnh COVID-19, “sự tiếp cận người với người không còn nữa,” ông Stein lưu ý. “Chúng tôi phải tìm những phương cách “ảo.” Trong một sự kiện Trực tuyến qua Facebook, ông Stein lên tiếng kêu gọi “những thông tin viên am tường văn hóa và ngôn ngữ.”
“Ta cần có thông tin khác nhau cho những cộng đồng khác nhau, cho những người không có quyền lực, không có tiền từ thiện.”
Ông nói, “Quý vị không thể ủng hộ “phục hồi dân chủ” cho những người cảm thấy mình không bao giờ được dự phần ngay từ đầu. Nếu chúng ta muốn xây dựng một xã hội công bằng hơn, đã đến lúc chúng ta xây dựng một nền dân chủ mà mỗi người đều có tiếng nói.”
Mark Hedin is a reporter for Ethnic Media Services. He has previously written for the Oakland Tribune, the Central City Extra, the San Francisco Chronicle, El Mensajero, the San Francisco Examiner and other papers.