Tuesday, October 8, 2024
More
    HomeVietnameseBiên Giới Mới Của Quận Hạt Siskiyou Để Kháng Cự Bạo...

    Biên Giới Mới Của Quận Hạt Siskiyou Để Kháng Cự Bạo Lực Chống Người Châu Á

    Người Mỹ gốc Hmong đã tập trung tại tòa án quận Siskiyou ở Yreka, CA để yêu cầu nhân viên thực thi pháp luật điều tra liên bang về cái chết của một người đàn ông Hmong vào ngày 28/1.

    Người biểu tình gốc Hmong ở Yreka ngày 17 tháng 7

    Bởi SANDY CLOSE / EMS
    Với báo cáo bổ sung của Sunita Sohrabji và video / hình ảnh của Manuel Ortiz

    YREKA, California – Hơn 300 người Mỹ gốc Hmong từ khắp California và xa như Milwaukee và Minneapolis đã tập trung về tòa án Quận Siskiyou ở Yreka hôm thứ Bảy để yêu cầu một cuộc điều tra liên bang về vụ bắn chết một người Hmong, cha của ba người con, bởi các cơ quan cảnh sát pháp luật vào ngày 28 tháng 6.

    Cuộc biểu tình đã biến một quận dân cư thưa thớt, nằm nép mình dưới chân núi Shasta, thành một điểm phản kháng mới nhất của người Mỹ gốc Á chống lại sự gia tăng bạo lực chống người châu Á trong tiểu bang, theo phát biểu của Mai Vang, một thành viên Hội đồng thành phố Sacramento, tại Cuộc biểu tình ngày 17 tháng Bảy.

    Trong trường hợp này, đang bị nhắm là những người Mỹ gốc Á gom co Hmong, Campuchia, Lào và Trung Quốc. Họ định cư với số lượng ngày càng tăng trong quận, nhiều người trồng cần sa số lượng nhỏ giống như khi gia đình họ trồng ở Lào và Campuchia. Vụ nổ súng làm gia tăng căng thẳng vấn đề chủng tộc giữa chính quyền quận và những người trồng cần sa. Mặc dù cần sa là hợp pháp ở California, việc trồng trọt ngoài trời thì bị cấm ở hạt Siskiyou. Nông dân có thể được trồng tối đa 12 cây trong nhà.

    Nạn nhân bị bắn chết, được xác định là Soobleej Kaub Hawj, 35 tuổi, bị cáo buộc là đã rẽ nhầm đường tại một trạm kiểm soát trên Quốc lộ A 12 gần Weed trong một lệnh bắt buộc mọi người sơ tán khu vực trong những giờ đầu của vụ cháy Lava. Vợ và ba đứa con của anh ta ngồi trên chiếc xe thứ hai phía sau.

    Các quan chức cảnh sát nói rằng anh ta đang quay trở lại khu vực sơ tán khi anh ta bị chặn lại, và anh ta đang chĩa một khẩu súng bán tự động.

    Các hoạt động gia cộng đồng phản đối điều đó, nói rằng trời quá tối để có thể nhìn thấy bên trong xe tải. Bức ảnh do một nhân chứng chụp lại cho thấy hai bên hông của chiếc xe tải thủng 21 lỗ đạn và cả hai bên cửa sổ bên bị phát tung. Các hoạt động gia cũng cho biết video của một nhân chứng ghi lại âm thanh của ít nhất 40-60 viên đạn được bắn ra.

    Sở cảnh sát trưởng quận Siskiyou không đưa ra tuyên bố chính thức, nhưng đã đăng một phản hồi trên trang Facebook của họ. “Cảnh sát viên liên quan đến vụ xả súng là các cuộc điều tra phức tạp, cần thời gian để điều tra kỹ lưỡng. Có một số chi tiết xung quanh vụ việc này vẫn chưa được công bố vì cuộc điều tra còn đang diễn ra; tuy nhiên, trong tương lai, một khi cuộc điều tra hoàn tất, một báo cáo toàn diện về vụ việc sẽ được công bố ”

    Zurg Xiong – một hoạt động gia địa phương 33 tuổi, người bắt đầu tuyệt thực vào ngày 9 tháng 7 để đòi công lý cho Hawj – trở thành tiêu điểm tại cuộc biểu tình ngày 17 tháng 7. Trong một lá thư gửi cho Cảnh sát trưởng Siskiyou Jeremiah LaRue và Ban giám sát của quận hạt Siskiyou — mà cũng được phân phát cho những người biểu tình, Zurg nhắc lại các yêu cầu: phát hành tất cả các cảnh quay video, thực hành một cuộc điều tra chính thức về vụ xả súng, và chấm dứt phân biệt chủng tộc chống lại cộng đồng người Hmong, bao gồm các sắc lệnh hạn chế về nước mà các hoạt động gia tuyên bố nhắm vào nông dân Hmong.

    Được bao quanh bởi người họ hàng luôn trong sự cảnh giác, Zurg nói với những người biểu tình rằng anh sẵn sàng chết nếu không có công lý.

    Nhiều người biểu tình lớn tuổi, bao gồm cả các cựu chiến binh trong Chiến tranh Việt Nam mặc trang phục quân đội, bày tỏ cảm giác bị phản bội đối với việc nông dân Hmong bị chính quyền quận coi là “băng đảng Hmong”.

    “Tại sao họ lại ghét người Hmong?” Bác sĩ Lee Yao Pang ở Sacramento, như nhiều người trong cuộc biểu tình, đề cập đến loạt đạn bắn vào xe của Hawj.

    “Chúng tôi đã phục vụ lực lượng Hoa Kỳ trong cuộc chiến bí mật ở Lào, chúng tôi đã giải cứu phi công Mỹ, chúng tôi đã mất hơn 35.000 sinh mạng khi ủng hộ Hoa Kỳ. Bây giờ chúng tôi bị buộc tội điều hành một cuộc chiến ma túy bí mật ở đây. ”

    “Một băng đảng muốn thực hiện gì, khi yêu cầu đối thoại và phản đối một cách hòa bình như thế này?” ông Ed Szendrey hỏi, một cựu trưởng phòng điều tra của Văn phòng Biện lý Quận Butte. Ông đã giúp đỡ các cựu chiến binh từ cuộc chiến bí mật từ những năm 1990 và đến phản đối từ thành phố Chico. Ông cho biết các sắc lệnh về nước của quận quá hạn chế đến nỗi khô đất để đuổi những người nông dân Hmong ra khỏi quận.

    “Cứ như thể họ cho rằng mọi giọt nước đều dành cho việc trồng cần sa. Nhưng con người cần nước để nấu ăn, để tắm rửa, để sinh hoạt. Nhiều vợ chồng lớn tuổi bây giờ phải ra lạch lấy nước.”

    Sáu người Mỹ gốc Á đã đệ đơn kiện ngày 4 tháng 6, 24 ngày trước khi Hawj bị giết. Họ muốn một lệnh tạm thời ngăn cản Văn phòng Cảnh sát trưởng tiếp tục điều tra xe tải nước ở khu vực Mount Shasta Vista, nơi đa số cư trú là người Hmong. Các người thưa kiện tuyên bố rằng quyền có nước của họ đã bị vi phạm trong một kế hoạch viển vông nhằm loại bỏ việc trồng cần sa. Đọc đơn kiện tại đây: https://ecf.caed.uscourts.gov/doc1/033112450266

    Phản ứng với vụ kiện này, các bị đơn lưu ý rằng hàng nghìn kí lô cần sa được trồng bất hợp pháp – với giá trị ngoài đường từ 59 triệu đến 179 triệu đô la – đã bị thu giữ tại khu vực: https://ecf.caed.uscourts.gov/doc1/033112458714

    Cũng theo sắc lệnh cấm của quận, la các bình chứa hơn 100 gallon nước, mà các hoạt động gia cho rằng có thể dẫn đến việc phân biệt chủng tộc đối với bất kỳ người Hmong nào lái xe chở nước. “Người dân không chỉ mất nước mà còn mất cả xe tải,” Szendrey chỉ ra. “Alfafa và những người trồng lúa mì sử dụng vô số nước và không bị chận lại hoặc gặp khó khăn trong việc sử dụng nước”.

    Ông nói, các hạn chế về nước là trên một số con đường bao gồm phần lớn cộng đồng người Hmong. “Mặc dù nó không được tuyên bố rõ ràng, nhưng điều này khiến nó trở thành một vấn đề phân biệt chủng tộc. Có một nhóm xã hội mạnh mẽ muốn đẩy người Hmong ra ngoài. ”

    Szendery và những người ủng hộ cộng đồng Hmong đang kêu gọi Bộ Tư pháp điều tra vụ bắn chết Hawj.

    Mary Li, một người vợ và người mẹ của hai đứa trẻ ở độ tuổi 20, đến Siskiyou từ Denver vào năm ngoái để chăm sóc mẹ cô. Kể từ khi các sắc lệnh về nước được thông qua, cô ấy nói, cô ấy đã trải qua sự căm ghét ngày càng gia tăng nhắm vào bản thân và bất kỳ ai trông giống người Hmong.

    “Sau khi các sắc lệnh được thông qua, có xe hơi theo tôi về nhà. Nhiều người chụp ảnh và chửi thề tôi. Tôi là một người Mỹ trẻ gốc Á. Điều gì sẽ xảy ra nếu điều này xảy ra với mẹ tôi? Tôi sợ cho mẹ ngay cả việc đi chợ. ” Li làm việc tại Walmart’s và nói rằng cô ấy thấy cách các nhân viên thiếu tôn trọng đối với người lớn tuổi Hmong. “Tôi chưa bao giờ trải qua sự phân biệt chủng tộc như vậy trước đây.”

    Giữa những tiếng hô vang “Shi lou, Shi pa” – yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau – các diễn giả và người tuần hành nhấn mạnh rằng cùng với việc tìm kiếm công lý cho một cái chết không rõ nguyên nhân, mục tiêu của họ là có cuộc đối thoại với chính quyền.

    “Chúng tôi muốn cho cảnh sát trưởng thấy rằng chúng tôi mạnh mẽ và có tiếng nói.” Peter Thao, một trong những người tổ chức cuộc biểu tình, cho biết. “Chúng tôi muốn được đảm bảo rằng sẽ có cuộc điều tra và họ sẽ công bố các hình ảnh thâu từ máy video gắn trên người cảnh sát. Nhưng ở đây có một cơ hội để tìm hiểu về nhau và mở ra một cuộc đối thoại và nếu những người thực thi pháp luật cần được dạy về văn hóa của chúng tôi, chúng tôi rất hưởng ứng .”

    John Thoa và vợ, họ điều hành một tổ chức phi lợi nhuận dành cho người cao niên ở Fresno, đến Yreka vì “Đây là một cuộc đối thoại mà chúng tôi cần phải có – giữa tất cả các nhóm châu Á của chúng tôi – để nói lên những lo ngại về những gì đang diễn ra ở đây.”

    Nhoua Xiong, một sinh viên tại Chico State lớn lên ở Milwaukee, phấn khởi tham gia cuộc biểu tình qua lời kêu gọi của Martin Luther King là “bất công ở bất cứ đâu cũng là bất công ở mọi nơi. Chúng tôi đã gạt các vấn đề về bộ tộc sang một bên – chúng tôi có 18 thị tộc – và chúng tôi đang hiểu sau 50 năm sống ở Mỹ là trở thành công dân Mỹ có nghĩa là gì – là để có quyền bất đồng chính kiến. ”

    Nhưng sự lạc quan và kêu gọi đối thoại được hun đúc bởi sự tuyệt vọng trước sự khắc nghiệt hàng ngày mà người Hmong nói rằng họ phải trải qua. Trong số các yêu cầu trong lá thư của Zurg Xiong gửi cho Cảnh sát trưởng và Ban giám sát của Quận là con chó Silk của Hawj, nó cũng bị bắn, phải được thả ngay lập tức cho gia đình. Silk đã được các quan chức thực thi pháp luật bắt vào đêm xảy ra vụ nổ súng và nói là nó sẽ được “nhận nuôi”.

    Social Ads | Community Diversity Unity

    Info Flow